
Là một trong 3 nước có tỷ lệ thu hút được lượng du học sinh cao nhất trên thế giới, Đức cũng là một trong những thiên đường của du học sinh, không chỉ vì trình độ giáo dục hay những thiết bị tân tiến có tại đất nước này mà còn là vì đất […]
Là một trong 3 nước có tỷ lệ thu hút được lượng du học sinh cao nhất trên thế giới, Đức cũng là một trong những thiên đường của du học sinh, không chỉ vì trình độ giáo dục hay những thiết bị tân tiến có tại đất nước này mà còn là vì đất nước này có quá nhiều cơ hội công việc dành cho các du học sinh tại đây.
1. Bắt đầu từ việc sinh viên vừa học vừa làm
Theo như nghiên cứu cho thấy sinh viên quốc tế đang chủ động trong việc quản lí cả chi tiêu cho việc học và làm thêm khi đang ở nước ngoài. Một sự thực rất ngạc nhiên khi hai trong số ba sinh viên được hỏi cho biết họ dành thời gian làm công việc toàn thời gian, 7% làm bán thời gian, & 7% nữa làm việc tự do hoặc tự làm chủ và chỉ có 6,8% đang tìm kiếm việc làm.
Sở dĩ xu hướng này gia tăng vì trong những năm gần đây, Đức đã nới lỏng luật cho phép sinh viên quốc tế làm thêm tạo cơ hội cho sinh viên quốc tế dễ dàng làm thêm trong thời gian học cũng như sau khi học xong. Đã có hơn 300.000 sinh viên quốc tế đến học tập tại Đức trong mùa đông tuyển sinh năm học 2013-2014, cao hơn so với 246.000 sinh viên cách đấy một thập kỉ. Theo thổng kê trên thế giới, chỉ có Mĩ và Anh mới có nhiều sinh viên nước ngoài theo.
2. Những cơ hội dành cho su học sinh
Bộ trưởng Giáo dục Đức, Johanna Wanka cho biết nền giáo dục Đức đang bước vào thời kì mở với thế giới, Đức có nền giáo dục xuất sắc cần chia sẻ với thế giới tạo cho sinh viên môi trường học tập thân thiện. Đức không thu học phí đối với sinh viên quốc tế – và tích cực ban hành các chính sách thu hút tuyển dụng sinh viên quốc tế, đặc biệt là chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Đức tin rằng các trường đại học thực hiện chính sách quốc tế giáo dục chính là một bước tiến giúp đất nước giải quyết được vấn đề nhân khẩu học mà không lâu hơn nữa Đức phải đối mặt.
Theo thống kê lượng sinh viên đến Đức có hơn một nửa từ châu Âu, 30% là từ châu Á và 6% từ Bắc Mỹ, nhiều nhất là Trung Quốc nhưng năm nay số lượng từ Ấn Độ tăng vọt từ vị trí thứ 4 lên vị trí trí số 1, nhất là lượng sinh viên từ Bangladesh đã tăng tới 29% trong năm qua. Đức càng ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với sinh viên Đông Âu.
Theo luật, sinh viên quốc tế tốt nghiệp trường đại học Đức hoàn toàn có quyền ở lại đối đa 18 tháng và làm việc ở Đức mà không bị hạn chế điều gì. Ngoài yếu tố rộng mở trên, nền giáo dục chất lượng cao của Đức thu hút 89% sinh viên, việc chấp nhận bằng cấp quốc tế thu hút 72% sinh viên và học phí thấp thu hút 68% sinh viên.
3. Những đóng góp của du học sinh
Với đất nước đang có tỷ lệ dân số già hóa cao hiện nay, nước Đức đang rất cần các nguông lao động chất lượng đến từ các nước bên ngoài, để có thể thu hút được đông đảo sinh viên du học tại Đức nước đức đã chấp nhận để mức học phí giá vô cùng rẻ, tuy nhiên chính việc này đã thu hút nhiều sinh viên tới và mang lại cho Đức một món tiền khổng lồ khoảng 1.5 tỉ euro mỗi năm sinh viên quốc tế đóng góp cho nền kinh tế bằng các hìn thức làm thêm hoặc làm việc tìm kiếm công việc khác.
Trường trung cấp y khoa Pasteur thông báo tuyển sinh năm 2016 các lớp trung cấp dược học, trung cấp y học cổ truyền vàtrung cấp điều dưỡng, xét tuyển hồ sơ đi học ngay tại Hà Đông – Hà Nội
Như vậy, đến với Đức, sinh viên quốc tế vừa được tiếp thu nền giáo dục tiên tiến, tốn ít chi phí học phí hoặc miễn phí vừa được ở lại làm việc còn Đức không những được đón nhận nguồn thu lớn sinh viên đóng góp cho nền kinh tế mà còn giải quyết được vấn đề nhân khẩu học trong việc sử dụng số lượng lớn nguồn lao động chất lượng cao cho tương lai. Sự tính toán của Chính phủ Đức quả là nước cờ cao tay đôi bên cùng có lợi.